Main » 2012 » September » 7 » Trạng Quỳnh P2
2:21 PM
Trạng Quỳnh P2
Trả nợ anh lái đò

Quỳnh đi đò ngang thường chịu tiền, lâu quá hóa nhiều, không trả được.

Lúc anh lái đò đến đòi, Quỳnh bảo:
- Ừ đợi đấy, mai ta trả.
Rồi mua tre nứa, lá gồi làm một cái nhà bè ở giữa sông, trong để một câu: Đ... mẹ thằng nào bảo thằng nào!
Và phao ầm lên rằng đó là lầu yết thơ của Trạng.
Thấy nói thơ Trạng, thiên hạ nô nức kéo nhau đi xem. Đi đò ra đến nơi, thấy độc một câu như thế, chán quá liền đi đò về. Người khác gặp hỏi thì chỉ trả lời: "Ra mà xem!"
Thế là thiên hạ càng thấy lạ, càng xô nhau ra xem. Anh lái đò chở hết chuyến nọ đến chuyến kia không kịp, trong ba bốn ngày, được không biết bao nhiêu tiền.
Được mấy hôm, Quỳnh dỡ nhà bè, bán lại cho anh lái đò. Anh lái đò trừ nợ. Quỳnh mắng:
- Anh còn nợ ta thì có, ai làm cho anh mấy hôm chở được bấy nhiêu tiền?
Anh lái đò mới nhận ra, liền cám ơn Quỳnh rồi rít và xin trả đủ tiền.

Chọi gà

Bọn quan thị, gà thật không có (1) mà lại cứ hay chọi gà. Nghe nói Quỳnh chọi gà với sứ Tàu thắng, họ liền mang gà đến nhà Quỳnh, chọi thử một vài cựa chơi.

Quỳnh vốn ghét bọn quan thị, từ chối, nói là không có gà, nhưng họ nhiễu mãi, phải ừ và hẹn đến mai di bắt gà về sẽ chọi. Bên láng giềng có một con gà trống thến, Quỳnh mượn mang về.

Sáng sớm, mở mắt dậy, đã thấy quan thị đem gà lại rồi. Quỳnh sai bắt gà trống thiến đem ra chọi. Vừa giao mỏ được một vài nước, thì gà quan thị đá cho gà trống thiến một cựa vào bụng vỡ hầu lăn cổ chết ngay. Quan thị vỗ tay reo:
- Thế mà đồ rằng gà của Trạng hay, chọi được gà Tàu, giờ mới biết đồn láo cả!
Quỳnh chẳng cãi lại, chỉ nói:
- Các ngài nói phải, trước gà tôi chọi hay lắm, nhưng từ khi tối thiến đi, thì nó đốn đời ra thế!

Rồi ôm gà mà than thở: "Khốn nạn thân mày, gà ôi! Tao đã bảo thân phận may không dái thì chịu trước đi cho thoát đời, lại còn ngứa nghề làm gì cho đến nỗi thế! Thôi mày chết cũng đáng đời, còn ai thương nữa, gà ôi!"
Các quan thị nghe thế, xấu hổ, ôm gà cút thẳng.

(1): Ám chỉ là hoạn quan bị thiến

Nhặt bã trầu

Một ông quan vào quán ngồi bệ vệ lắm, Quỳnh giả làm học trò xác, mon men đến đứng bên, hễ thấy quan ăn miếng trầu nào nhả bã ra thì lại cúi xuống nhặt.

Quan hỏi:
- Mày là ai ?
- Bẩm, tôi là học trò.
- Học trò sao lại lẩn thẩn thế?
- Bẩm, chúng tôi thây phương ngôn thường nói: "Miệng kẻ sang có gang có thép!",chúng tôi nhặt xem gang thép như thế nào .
Quan thấy Quỳnh có ý xược, ra oai thét:
- Đã xưng là học trò, thì phải đối ngay câu phương ngôn ấy đi, đối được thì tha cho, không sẽ đánh đò!
Quỳnh rụt tè thưa:
- Bẩm quan khó lắm!
Quan lại quở:
- Khó thì khó cũng phải đối!
- Bẩm quan con xin đối .
- Nói mau!
Quỳnh mới đọc:
- Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm.
Quan ngồi lặng đi rồi đỏ mặt nói:
- Ừ đối cũng chỉnh, nhưng mà xấc lắm.

Tương muối cũng ngon


Chúa Trịnh quanh năm ăn toàn sơn hào, hải vị, chả thiếu thức gì, mà vẫn không thấy ngon miệng.

Môt hôm, Quỳnh túc trực, Chúa bảo:
- Ta ăn đủ của thơm vật lạ, mà không biết ngon. Ngươi có biết thứ gì ngon thì nói cho ta hay?
- Tâu Chúa, Chúa đã xơi mầm đá chưa ạ?
- Vị ấy ngon lắm à?
- Dạ, ngon lắm.
- Thật như thế thì làm để ta nếm thử xem?
Quýnh sai người lập tức đi lấy "mầm đá" về ninh nhừ để làm đồ ngự thực, còn mình thì lủi về nhà lấy một lọ tương ngon, một đĩa muối trắng. Lọ tương thì bịt thật kỹ ngoài đề hai chữ "Đại phong" đem sang giấu một chỗ.
Chúa đợi lâu, thấy đói bụng, hỏi:
- Mầm đá đã chín chưa ?
Quỳnh thưa:
- Chưa được.
Chốc chốc, Chúa lại hỏi, Quỳnh tâu:
- Thứ ấy phải cho thật chín, không thì lâu tiêu.
Khuya, Chúa lại hỏi. Quỳnh biết Chúa đói lắm rồi, mới tâu:
- Xin Chúa hãy xơi tạm vài thứ dã vị này, còn mầm đá xin dâng sau.
Rồi truyền dọn cơm tương với muối dâng lên. Chúa đang đói, ăn ngon miệng. Trông thấy lọ đề hay chữ "Đại phong" lấy làm lạ. Chúa hỏi:
- Mầm Đại phong là mầm gì mà ngon thế?
- Bẩm là đồ dã vị thường dùng.
- Là gì, nói lên cho ta biết?
- Bẩm tương ạ?
- Ngươi để hai chữ Đại phong là nghĩa là sao?
- Bẩm Đại phong là gió lớn, gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, tuợng lo là lọ tương.
- Lâu nay ta khong ăn, quên mất cả vị, sao ngon thế?
- Tâu Chúa, quả không sai. Lúc đói thì ăn gì cũng ngon, no thì không thấy gì vừa miệng!
Chúa cười bảo:
- Ngươi nói phải. Thế ra ngươi làm cho ta thật đói để ăn cho biết ngon, chứ đọi mầm đá thì biết đến bao giờ cho chín.

Bà chúa mắc lỡm

Một bà Chúa có nhan sắc mà tính kiêu ngạo, đi ra chơi phố phường thấy ai trái ý là sai lính bắt đánh liền.

Quỳnh lững thững đi chơi, gặp kiệu Chúa. Gần đấy có cái ao bèo. Quỳnh vội vàng chạy xuống cầu ao đứng đá nước chơi.
Chúa biết Quỳnh, thấy chơi lẩn thẩn như thế mới hỏi:
- Ông làm gì đó?
Quỳnh ngẩng lên thưa:
- Tôi ở nhà buồn quá, ra ao đá bèo chơi!
Chúa đỏ mặt tía tai, bỏ đi.

(1) đá bèo: Đọc láy lại

Tiên sư thằng Bảo Thái

Một hôm, Quỳnh cho người ra bảo các hàng thịt là ngày mai Trạng đặt tiệc thết các quan, cần mỗi hàng bán cho mấy cân, nhưng phải thái sẵn cho đỡ mất công người nhà.

Các hàng thịt mừng rỡ, sáng hôm sau đã thái thịt đầy nhà chờ người nhà Trạng đến lấy. Ai ngờ đợi mãi đến trưa mà cũng chẳng thấy ai, họ bèn tới nhà Trạng thì nhà vắng tanh, chẳng có khách khứa gì cả. Hỏi Trạng thì Trạng bảo không biết: "Chắc là có đứa nào muốn lỡm bà con đây. Cứ gọi thằng nào bảo thái mà chửi".
Bọn hàng thịt tức mình về réo gọi thằng bảo thái mà chửi:
- Tiên sư thằng bảo thái! Tiến sư thằng bảo thái!
Bảo thái là niên hiệu vua Lê Dụ Tông (1720-1726). Thành thử vua bị chửi một bữa inh cả phố.

Chúa ngủ ngày

Một buổi trưa, Quỳnh vào hầu Chúa, không thấy Chúa ở cung, hỏi thị vệ, thì ra Chúa đương giấc. Quỳnh không được tiếp, sẵn bút nghiên, đề ngay hai chữ vào tường rồi giở ra về.

Lúc Chúa dậy ra công đường, thấy ở tường có hai chữ "ngọa sơn" nét mực hãy còn ướt, không biết ai đề và cũng không biết nghĩa làm sao, hỏi thị vệ mới hay Quỳnh đề. Đến buổi hầu chiều, đông đủ các quan, Chúa hỏi, không ai tán được, phải triệu Quỳnh đến.
Quỳnh đến, Chủa hỏi . Quỳnh thưa:
- Hai chữ ấy có nghĩa gì sâu sắc đâu, hạ thần cứ lấy nghĩa đen mà viết, không dám có ý tứ gì hiểm hóc cả.
- Cứ cắt nghĩa cho ta nghe, không hề chi mà ngại.
Quỳnh ngập ngừng mãi, mới nói:
- Chữ "ngọa" nghĩa là "nằm", "nằm" hẳn khong ai nằm không, tất phải ngáy, chữ "sơn" nghĩa là "núi", "núi" ắt phải có đèo, vậy hợp hai chữ làm một thì nghĩa là "ngáy đèo".
Cả triều thần ai cũng cười. Chúa cũng bật cười. Tan hầu, các quan trách Quỳnh:
- May mà Chúa rộng lượng, chứ không thì hôm nay ông mất đầu!
Quỳnh cười không nói gì.

Trạng chết chúa cũng băng hà

Từ ngày ấy Chúa có bụng ghét Quỳnh. Được mươi hôm, Chúa đòi Quỳnh vào thị yến, định đánh thuốc độc cho chết. Quỳnh biết Chúa căm về mấy chuyện trước, lần này đòi vào thị yến chắc là có chuyện. Lúc đi dặn vợ con rằng:

- Hôm nay ta vào hầu yến Chúa, lành ít, dữ nhiều. Ta có mệnh hệ nào, thì không được phát tang ngay, cứ phải để ta vào võng, cắt hai đứa quạt hầu, rồi gọi nhà trò về hát, đợi bao giờ phủ Chúa phát tang thì ở ngoài hãy phát tang.
Dặn xong, lên võng đi.
Quỳnh vào đến cung, đã thấy Chúa ngồi đấy rồi. Chúa bảo:
- Lâu nay không thấy mặt, lòng ta khát khao lắm. Vừa rồi, có người tiến hải vị, ta nhớ đến ngươi, đòi vào ăn yến, ngươi không được từ.
Quỳnh biết Chúa thù về cây cải hôm nọ, không ăn không được. Vừa nếm một miếng thì Chúa hỏi:
- Bao giờ Quỳnh chết?
Quỳnh thưa:
- Bao giờ Chúa băng hà thì Quỳnh cũng chết.
Ăn xong, Quỳnh thấy trong người khang khác, cáo xin về. Vừa về đến nhà thì tắt hơi. Vợ con cứ theo lời Quỳnh dặn mà làm. Chúa sai người dò xem Quỳnh có việc gì không, thấy Quỳnh đương nằm võng nghe nhà trò hát, mà người nhà thì đi lại vui vẻ như thường, về tâu với Chúa. Chúa liền đòi đầu bếp lên hỏi xem đánh thuốc thế nào mà Quỳnh không việc gì.
Chúa ăn thử, được một chốc thì Chúa lăn ra chết.
Nhà Quỳnh nghe thấy trong dinh Chúa phát tang, thì ở nhà cũng phát tang. Chúa và Trạng đưa ma một ngày. Thế mới biết Quỳnh chết đến cổ còn lừa được Chúa mới nghe.
Người đời về sau có câu thơ:

Trạng chết Chúa cũng băng hà
Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn.
Thể loại: Truyện (Ma + Cười) | Xem: 254 | Thêm bởi: iiviiR_zInNo | Đánh giá: 0.0/0
Tất cả bình luận: 0
Chỉ có thành viên mới có thể thêm ý kiến​​.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]